Theo thống kê, Việt Nam có hơn 35.000 thang máy được lắp đặt, trong đó có khoảng 5.000 thiết bị đồng bộ và hơn 1,7 triệu bộ thang máy được nhập khẩu về Việt Nam để sản xuất, lắp ráp trong nước. Thị trường rất rộng như vậy, nhưng tỉ lệ thang máy nội địa trên thị trường còn rất ít.
Trong những năm gần đây, công nghiệp chế tạo chỉ chiếm gần 16,5% GDP, thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Kết quả là công nghiệp hỗ trợ sản xuất thang máy nội địa lại không phát triển. Điều này làm cho chất lượng thang máy nội địa chưa được cải thiện nhiều.
>> Xem thêm các thông tin cập nhật về lĩnh vực thang máy
Những điểm yếu khiến ngành công nghiệp phụ trợ cho thang máy không thể phát triển, điển hình như là nhân lực, nguyên liệu giá rẻ, hợp lý để thu hút nhà đầu tư thì Việt Nam chưa khắc phục được. Doanh nghiệp nội địa thường không phát huy được tác dụng khi vẫn nhập khẩu bán thành phẩm do công nghệ chế biến còn kém, cũng như nguồn nhân lực chưa có tay nghề, sử dụng công nghệ lạc hậu.
Ông Dương Danh Tá, Trưởng văn phòng Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, trong số hơn 150 thành viên của Hiệp hội các công ty hỗ trợ trong ngành, không có công ty nào chuyên sản xuất các loại thang máy. linh kiện và phụ kiện thang máy. Chỉ có một hãng gia công vỏ tủ điện cho thang máy.
Theo thống kê của Hiệp hội Thang máy Việt Nam, đến nay cả nước có khoảng 300 công ty hoạt động trong lĩnh vực thang máy và 1.500 cá nhân, tổ chức liên quan đến thang máy.
Theo các chuyên gia kinh tế đã nhận định, những yếu tố được coi là tài sản của một ngành sản xuất công nghiệp là nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công nghệ…Với quy mô thị trường và tiềm năng phát triển của ngành thang máy lớn như vậy nhưng Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ lại không có một doanh nghiệp nào sản xuất linh kiện, phụ kiện thang máy là chưa tương xứng.
Qua việc tìm hiểu các đơn vị cung cấp linh kiện, phụ kiện thang máy tại Việt Nam, khách hàng có thể dễ dàng mua được số lượng lớn linh kiện, phụ kiện thang máy nhập khẩu, trong đó có nhiều chi tiết, bộ phận quan trọng như động cơ, biến tần, bo mạch vi xử lý, biến tần tích hợp vi xử lý, tủ điều khiển, cáp sạc chuyên dụng, bảo vệ quá tốc, …
Trong khi đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành thang máy Việt Nam số lượng ít mà chỉ sản xuất các bộ phận đơn giản như vách sàn, cửa cabin, bộ phận khung cơ khí, bộ phận đối trọng cáp thang máy, với hàm lượng kỹ thuật thấp. Hoặc một số loại dây dẫn điện và một số chi tiết khác như tủ điều khiển thang máy hệ thống tủ điều khiển, hệ thống chiếu sáng thang máy, sàn cabin, trần giả trong cabin, bộ phận tay vịn,… có giá trị gia tăng nhỏ.
Chỉ một số ít đơn vị như Công Ty TNHH Cơ Khí – Thang Máy Tân Lập có thể sản xuất linh kiện thang máy gia đình tại Việt Nam.
Do các linh kiện, phụ tùng thang máy được sản xuất trong nước, hàm lượng và tầm quan trọng về công nghệ còn ít nên giá trị gia tăng không cao, không hấp dẫn các nhà đầu tư sản xuất trong nước. Một yếu tố nữa khiến nhiều chủ đầu tư chưa mặn mà là đầu tư sản xuất linh kiện, phụ kiện thang máy nhưng quy mô thị trường chưa đủ lớn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ít nên lợi nhuận thu về không cao.
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ kiến nghị Chính phủ ban hành các chính sách phù hợp và cụ thể để kiểm soát chất lượng, minh bạch nguồn gốc linh kiện, phụ kiện, sản phẩm nhập khẩu và các chính sách hỗ trợ để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm thang máy.
Mong rằng thời gian tới, các công ty thang máy nội sẽ có nhiều bước tiến và dần chiếm lĩnh được thị phần tại Việt Nam.
>> Xem thêm cách thức đánh giá năng lực của một công ty thang máy qua mô tả ở đây