Thương mại hàng hóa quốc tế luôn là nguồn phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất từ khi loài người biết tới việc trao đổi những thứ họ có cho một bên khác để lấy những thứ họ chưa có. Theo thời gian, lãnh thổ mở rộng tạo ra các quốc gia và đầu tư nước ngoài FDI cũng theo đó mà xuất hiện và phát triển.Vậy tại Việt Nam, việc thành lập công ty FDI trong lĩnh vực sở giao dịch hàng hóa được thực hiện như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Công ty FDI trong lĩnh vực Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Công ty FDI hoạt động bằng việc giao dịch hàng hóa là một loại công ty có từ viết tắt FDI là Foreign Direct Investment, là loại hình công ty có vốn đầu tư trực tiếp do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào, thực hiện các công việc về mua, bán hay trao đổi hàng hóa với mục đích thương mại, thu lợi nhuận, phát triển kinh tế. Đặc biệt là họ có cơ sở vật chất kỹ thuật tối cao và nơi mua bán cụ thể, cố định.
Điều kiện để thành lập công ty FDI trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa
Hoạt động Sở Giao dịch hàng hóa là một trong số những ngành nghề kinh doanh phải tuân theo điều kiện tại Phụ lục IV Luật đầu tư 2020. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện để thành lập công ty FDI trong lĩnh vực sở giao dịch hàng hóa:
Điều kiện về Chủ thể
Những chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sở giao dịch hàng hóa thực tế là tất cả các tổ chức, cá nhân, trừ một số chủ thể sau đây theo Điều 17(2) của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
- Công chức, cán bộ, viên chức và sĩ quan quân đội. Bởi vì nhà nước muốn phòng, chống việc tham nhũng, chống sự cạnh tranh không lành mạnh, và tránh các nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng tới địa vị và công vụ của các cán bộ,….
- Những người đang bị đình chỉ công tác, bị tước quốc tịch.
- Các tổ chức lạm dụng các nguồn ngân sách chính phủ nhằm tư lợi cho cá nhân hoặc kết hợp với các cá nhân khác tư lợi.
Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa
Nhà đầu tư từ nước ngoài được trao quyền góp vốn để thành lập doanh nghiệp FDI về lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Hoạt động mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư cũng được thực hiện theo như quy định sau:
- Số vốn góp vào thành lập công ty FDI trong lĩnh vực sở giao dịch hàng hóa; cũng như số cổ phần, phần vốn góp được mua có tỷ lệ dưới 49% vốn điều lệ.
- Được tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trên vai trò là khách hàng; hay thậm chí được quyền tham gia làm thành viên (thành viên môi giới, thành viên kinh doanh) của Sở Giao dịch hàng hóa mà không hạn chế tỷ lệ vốn điều lệ.
Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa
Để thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sở giao dịch hàng hóa thì mỗi công ty phải đề ra ít nhất một người đại diện theo pháp luật cho công ty đó. Một doanh nghiệp tồn tại nhiều người đại diện theo pháp luật thì trong nội dung của Điều lệ công ty phải nêu ra rõ quyền cũng như nghĩa vụ của từng người đó. Người đại diện phải chịu trách nhiệm liên đới và riêng về những thiệt hại gây ra cho Công ty theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác.
Chức danh của người đại diện thường là một trong các chức danh phổ biến sau: giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị (đối với công ty đại chúng) hoặc chủ tịch hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên), chủ tịch công ty của công ty TNHH một thành viên.
Tuy vậy, cần đặc biệt lưu ý rằng, dù cho các công ty mong muốn sự thuận tiện mà thường có ý định để “người đại diện pháp luật” của doanh nghiệp FDI kiêm nhiệm thêm cả vị trí “người đứng đầu văn phòng đại diện” thì là điều không được. Theo Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty FDI không được cùng lúc giữ các chức vụ dưới đây:
- Người đứng đầu chi nhánh (của cùng công ty đó hay kể cả của một công ty nào khac)
- Người đại diện pháp luật
Điều kiện chuyên môn thành lập công ty FDI về lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa
- Vốn thành lập công ty FDI trong lĩnh vực sở giao dịch hàng hóa là hơn 150 tỷ đồng.
- Điều lệ công ty được xác lập đầy đủ.
- Chuẩn bị hệ thống CNTT đáp ứng nhu cầu giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho việc thuận tiện khi mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, trong đó:
- Có máy chủ hoạt động tốt, ổn định cũng như chuẩn bị sẵn sàng ít nhất một máy chủ dự phòng.
- Hệ thống máy chủ sao lưu dữ liệu ứng dụng kinh doanh và dữ liệu giao dịch một cách đáng tin cậy, đồng thời có thể khôi phục thông tin dữ liệu nếu có điều bất ngờ xảy tới.
- Phần mềm ứng dụng phải tuân thủ các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo luật định.
- Hệ thống phần mềm phải có khả năng ghi nhật ký hoạt động để theo dõi tất cả các giao dịch hàng hóa, thanh toán và giao hàng trong quy trình kinh doanh trong ít nhất 5 năm.
- Hệ thống công nghệ thông tin phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng.
Thủ tục, hồ sơ để thực hiện thành lập công ty FDI trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp FDI về lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa
STT | Tên | Ghi chú |
1 | Giấy đề nghị được thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Sở giao dịch hàng hóa | 01 bản chính |
2 | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | 01 bản sao chứng thực |
3 | Văn bản giải trình kinh tế kỹ thuật (có nội dung là mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống CNTT và các giấy tờ chứng minh) | 01 bản |
4 | Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa vốn FDI | 01 bản |
5 | Biên bản thông quan dự thảo Điều lệ | 01 bản |
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp FDI về lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa:
- Nơi nộp: Bộ công thương.
- Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Hình thức nộp: Trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện tử
- Thời gian hoàn thành: Nếu hồ sơ chưa đủ hoặc chưa hợp lệ, tối đa 07 ngày từ ngày nhận hồ sơ, thì hồ sơ được yêu cầu sửa đổi bổ sung nhằm đảm bảo quyền lợi của bên nộp. Tối đa 45 ngày từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trường hợp người nước ngoài làm đại diện của công ty FDI trong lĩnh vực sở giao dịch hàng hóa.
Bước 1: Nộp báo cáo về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Những doanh nghiệp nước ngoài Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài được nhà nước yêu cầu phải gửi văn bản xác định nhu cầu về việc sử dụng lao động là người ngoại quốc.
Hồ sơ | Giấy giải trình (Theo Mẫu số 1 trong Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH) |
Địa điểm nộp | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mà công ty đặt trụ sở.Cụ thể:
|
Thời hạn xử lý | Tối đa 15 ngày làm việcKể từ ngày nhận được Giấy giải trình hợp lệ. |
Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động
Nếu người lao động nước ngoài nằm trong các điều kiện phía dưới, họ sẽ được xin Giấy phép lao động:
- Có khả năng tự mình thực hiện, ký kết các hành vi dân sự đầy đủ;
- Đủ sức lực phục vụ cho yêu cầu công việc;
- Giữ vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
- Không thuộc nhóm người phạm tội, người bị truy cứu hình sự theo luật nội địa Việt Nam và luật nước ngoài có quy định;
- Đã được cấp văn bản chấp thuận về nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Hồ sơ(nếu là cơ quan nước ngoài cấp thì cần hợp pháp hóa lãnh sự rồi mới công chứng) | Giấy đề nghị được cấp Giấy phép lao động (Mẫu số 7 trong Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH) | 01 bản chính |
Hồ sơ chứng minh lý lịch của người lao động là trong sạch (Lý lịch tư pháp) và được cấp trong vòng 6 tháng từ ngày được cấp tới ngày nộp hồ sơ xin GPLĐ. | 01 bản | |
Hồ sơ chứng minh người lao động đáp ứng sức khỏe tốt để làm việc (Giấy khám sức khỏe, …) và có giá trị 12 tháng từ ngày nhận kết quả tới ngày nộp hồ sơ cấp Giấy phép lao động. | 01 bản | |
Hộ chiếu hoặc giấy tờ có thể thay thế hộ chiếu | 01 bản sao chứng thực | |
Ảnh thẻ (4cmx6cm) với tiêu chuẩn ảnh chụp của hộ chiếu. Thời hạn là 06 tháng từ ngày chụp tới ngày nộp hồ sơ. | 02 ảnh | |
Hồ sơ chứng minh vị trí của người lao động nước ngoài. Thường thì sẽ yêu cầu bằng đại học, xác nhận của cơ quan.
|
||
Địa điểm nộp | Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoặc nơi đầu tư.
|
|
Thời gian | Thời gian nên nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động: Trước tối thiểu 15 ngày làm việc từ ngày người lao động NN sẽ làm việc.Thời hạn giải quyết công việc: Muộn nhất là 07 ngày từ ngày hồ sơ hợp lê được nộp. |
Bước 3; Hoàn thiện giao kết hợp đồng
Chi phí thành lập công ty FDI trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa
- Phí xin Giấy đăng ký kinh doanh: 200.000 VNĐ/ lần.
- Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của công ty, hay xin cấp lại giấy phép đăng ký doanh nghiệp: Mức phí 100.000 VNĐ/ lần.
- Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện: 100.000 VNĐ/lần.
- Phí môn bài: Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng được cấp giấy phép đầu tư từ 01/01-30/06 phải nộp thuế môn bài 01 năm (3 triệu đồng) và thuế môn bài ½ năm (1 triệu 500 nghìn đồng); Công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống được cấp giấy phép đầu tư từ 01/07-31/12 phải nộp thuế môn bài 01 năm (2 triệu đồng) và thuế môn bài ½ năm (1 triệu đồng).
- Phí khắc dấu tròn (nếu cần): 450.000 VNĐ (nộp tại sở kế hoạch và đầu tư)
- Phí đăng bố cáo doanh nghiệp: 100.000 VNĐ (nộp tại sở kế hoạch và đầu tư)
- Phí làm bảng hiệu công ty (tham khảo): 2000.000 VNĐ (là tấm mica, 25x35cm)
- Phí sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng: Hóa đơn giấy (khoảng 350.000/cuốn, khá đắt) và hóa đơn điện tử sẽ rẻ hơn.
- Phí ký quỹ tài khoản tại ngân hàng: là 1 triệu VNĐ. Để duy trì tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và được trừ vào phí hàng tháng khác của ngân hàng.
- Vốn tối thiểu thành lập công ty FDI trong lĩnh vực sở giao dịch hàng hóa: Luật doanh nghiệp 2020 không quy định vốn tối thiểu thành lập công ty. Tuy vậy, khi các bên góp vốn cam kết sẽ góp bao nhiêu thì phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp có thể góp vốn 10 triệu, 30 triệu nhằm nộp và giữ vé giúp khách.
- Và các chi phí khác theo luật định cũng như là nhu cầu của doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Thương mại 2005
- Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH