1. Tranh chấp đất đai là gì?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo đó, tranh chấp đất đai gồm 02 loại chủ yếu sau:
– Loại 1: Tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề;
– Loại 2: Tranh chấp về việc ai là chủ của thửa đất (ai có quyền sử dụng đất).
Lưu ý: Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:
– Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở.
– Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
– Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.
Tranh chấp về đất đai (khác tranh chấp đất đai), đó là tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất đai, tức bao gồm cả tranh chấp đất đai hay nói cách khác tranh chấp đất đai là một bộ phận của tranh chấp về đất đai, những bộ phận còn lại gồm tranh chấp các hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai, thừa kế di sản là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là quyền sử dụng đất….
Sở dĩ phải phân biệt như vậy vì trong thực tế có nhiều nhầm lẫn khi xác định bản chất của các loại tranh chấp, Tòa vẫn yêu cầu các bên phải hòa giải tại UBND cấp xã trước thì mới đủ điều kiện khởi kiện khi tranh chấp đó không cần phải hòa giải gây phiền hà, mất thời gian cho các bên.
Theo đó, tranh chấp khác về thừa kế, tranh chấp các giao dịch liên quan đến QSDĐ,… thì không bắt buộc.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Thẩm quyền gải quyết tranh chấp đất đai: Đỗi với tranh chấp đất đai, khi giải quyết cần biết được thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai để gửi đơn cho đúng.
Trước tiên, nếu muốn khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết thì phải trải qua bước hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Đây là thủ tục hòa giải bắt buộc được thực hiện trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã được quy định chi tiết tại điều 202 Luật Đất Đai 2013, nếu hòa giải cấp xã không thành thì căn cứ vào các loại giấy tờ mà các bên có, chia làm 02 trường hợp sau:
- Đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp giải quyết. Không phân biệt các bên tranh chấp là giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hay là tổ chức…đều có thể khởi kiện tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau:
– Hình thức thứ nhất: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền được xác định theo các chủ thể tranh chấp đất đai như sau:
+ Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính của chủ tích UBND cấp huyện nên tòa cấp tỉnh sẽ giải quyết)
+ Đối với tranh chấp một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (tòa cấp tỉnh theo khoản 3 điều 32 Luật TTHC)
– Hình thức thứ hai: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Theo điểm c điều 39 Bộ luật TT Dân sự thì xác định thì thuôc quyền thuộc tòa án nơi có bất động sản.
Mẫu đơn đề nghị GQ tranh chấp đất đai