Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) cho biết, hiện bức tranh thị trường BĐS đang có những mảng tối màu và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rà soát các dự án sử dụng đất công trên phạm vi toàn quốc.
Theo số liệu thống kê so sánh với cùng kỳ năm trước của HoREA, 6 tháng đầu năm 2019, toàn thị trường sụt giảm 34% về quy mô, trong đó riêng số lượng dự án giảm 29%; số lượng căn hộ đưa ra thị trường cũng giảm 34%. Trong đó, căn hộ cao cấp giảm 44%, căn hộ vừa túi tiền giảm 34%, không có dự án bình dân nào đưa ra thị trường trong quý II/2019. Bên cạnh đó, trong 7 tháng đầu năm, Sở Xây dựng chỉ trình UBND TP. HCM 3 dự án mới để xin quyết định chủ trương đầu tư, giảm hơn 80%; 10 dự án để công nhận chủ đầu tư, giảm 82% và có 24 dự án đủ điều kiện huy động vốn. Tình hình này đã kéo theo nguồn thu ngân sách nhà nước từ BĐS giảm hơn 60% trong 7 tháng đầu năm 2019.
“Bức tranh BĐS nhìn chung vẫn còn không ít gam màu tối, nhưng khó khăn cũng chính là cơ hội để các DN nỗ lực vươn lên. Trong những tháng cuối năm, HoREA sẽ đưa ra một số kiến nghị với UBND thành phố, nhằm tập trung hỗ trợ, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho DN BĐS, khơi thông thị trường”, ông Châu nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế bất động sản Địa Ốc Long Phát dự báo, thị trường BĐS sẽ vẫn tiếp tục ổn định ở dòng sản phẩm trung bình thấp trong thời gian tới. Số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường BĐS 6 tháng đạt hơn 225,9 triệu USD, chiếm 43% tổng nguồn vốn FDI mới. BĐS đã và đang trở thành nhóm ngành thu hút nhiều vốn FDI, thường xuyên duy trì ở vị trí thứ 3…
Bên cạnh đó, NHNN cũng đang “nắn” lại dòng tín dụng vào BĐS. Để thích ứng với tình hình này, các DN BĐS đã tìm hướng phát hành trái phiếu nhằm thu hút thêm nguồn vốn phát triển dự án mới, với lượng trái phiếu DN phát hành 67.000 tỷ đồng, chiếm 27% tổng lượng trái phiếu phát hành.
Chuyên gia tài chính bất động sản Công Ty Long Phát cho rằng, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng tốt với GDP năm 2018 tăng trưởng 7,08%, cao nhất 10 năm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, mức tăng trưởng là 6,4%, thấp hơn 2018 nhưng vẫn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường BĐS phát triển, kết nối với các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế.
“Thực chất, chưa bao giờ thị trường lại có cơ hội để tạo ra nhiều kênh dẫn vốn cho nền kinh tế như hiện nay. Việc tiếp cận vốn ngân hàng rất linh hoạt đối với từng phân khúc, từng chủ đầu tư. Bên cạnh đó, còn có thể huy động vốn từ thị trường chứng khoán và các DN BĐS có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Đây chính là “điểm tựa mới” cho DN có được nguồn vốn trung, dài hạn chứ không chỉ là vốn ngắn hạn từ ngân hàng”, chuyên gia tài chính Long Phát nói.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện đang có nền tảng vĩ mô tốt nên dự báo dòng vốn trong và ngoài nước sẽ tiếp tục chảy vào thị trường, nhất là thị trường BĐS. Mặc dù tổng lượng giao dịch BĐS 6 tháng đầu năm có sụt giảm nhưng giá của BĐS ở nhiều khu vực tỉnh, thành lại có xu hướng tăng, nên đợt khó khăn này của thị trường BĐS không giống như các đợt đi xuống trước đây. Hơn nữa, cơ quan quản lý nhà nước đã có sự kiểm soát chặt chẽ, cũng như đưa ra những công cụ điều hành, hỗ trợ thị trường một cách hiệu quả, giúp làm lành mạnh hóa thị trường BĐS, phát triển ổn định, bền vững hơn.