Đã có bao giờ các nàng thắc mắc rằng vì sao mũi lại là “đất lành” cho mụn cám và mụn đầu đen chưa? Những mụn khó trị này cứ như tường thành vững chắc qua thời gian mà cho dù bạn làm cách nào cũng không trị dứt được. Vì vậy, để biết được cách trị mụn cám hiệu quả ở mũi hoặc cách trị mụn đầu đen hiệu quả thì bạn phải nắm vững được nguyên nhân vì sao các mụn này xuất hiện
Điều gì khiến mụn đầu đen, mụn cám tập trung nơi mũi của bạn?
Trị mụn cám ở mũi đã bao giờ làm khó bạn?
Mụn đầu đen là những mụn hạt li ti, có thân mình màu đen trồi lên bề mặt da. Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do bụi bẩn, các bã nhờn tích tụ tại lỗ chân lông quá nhiều tạo phản ứng oxy hóa khử. Lúc này đầu mụn sẽ trồi lên thành màu đen và khá cứng.
Không phải khi không đâu mà các mụn đầu đen này chọn mũi là “đất lành” để đậu. Tất cả đều có nguyên nhân hết nhé:
-
Đầu tiên, các nàng phải biết về khu vực chữ T “nguy hiểm”. Đây là vùng tiết bã nhờn nhiều nhất trên mặt. Mồ hôi nhiều cũng dẫn đến bụi bẩn dễ bám vào vùng da này. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ khu vực này, thì các mụn đầu đen hình thành lên là điều dễ hiểu.
-
Tại các vùng đầu mũi hay cánh mũi thì làn da tương đối mỏng, lỗ chân lông tại đây cũng to hơn những vùng khác. Điều này tạo điều kiện cho bụi bẩn dễ dàng bám trụ gây tích bã nhờn và hình thành mụn đầu đen.
-
Tuyến bã nhờn ở vùng mũi hoạt động “tích cực” hơn các vùng khác, vì vậy tuyến bã nhờn dễ tích tụ lại kết hợp với bụi bẩn dễ gây ra mụn đầu đen.
Muốn trị mụn cám ở mũi, đầu tiên phải biết nguyên nhân do đâu?
Dù lớn hay bé, mụn cám ở mũi đều có thể xuất hiện
Mụn cám là được xem như là một loại bệnh ngoài da mà bạn có thể bắt gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Khác với những mụn bọc hay mụn mủ, mụn cám kích thước khá nhỏ, có màu trắng, mọc thành từng vùng lớn tại lớp da có nhiều mồ hôi như mặt, dọc cánh mũi, lưng và cằm.
Cơ chế hình thành mụn cám là do tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông trên bề mặt da khiến da bạn bị bí lại. Các vi khuẩn tụ cầu có cơ hội phát triển dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tuyến bã nang lông. Lúc này là cơ hội để mụn cám bắt đầu hình thành.
5 Lý do của việc trị mụn cám ở mũi hoài vẫn không hết?
Lý do mụn cám ở mũi luôn “đồng hành” cùng sắc đẹp
-
Sự thay đổi hormone: Thông thường các tuyến hormone sinh dục tại lứa tuổi dậy thì phát triển “thần tốc”, rất dễ kích thích các tuyến bã nhờn trên bề mặt da thông qua lỗ chân lông.
-
Các vi khuẩn gây hại: Propionobacterium acnes – một trong những loại vi khuẩn mà bạn cần phải “triệt tiêu gấp”, vì chúng là nguyên nhân quan trọng gây ra mụn cho bạn. Chúng có thể tạo ra các axit béo tự do dẫn đến viêm nang lông.
-
Tâm lý bất ổn: Nếu bạn cứ thức khuya, dậy sớm, mất ngủ và stress liên tục thì đừng hỏi tại sao trị mụn cám hoài nhưng không hiệu quả nhé.
-
Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Điều này thì Đẹp365 chỉ có thể nói rằng, hơn 50% các trường hợp bị mụn cám đều do yếu tố di truyền từ người thân quyết định.
-
Chế độ ăn uống không tốt: Hấp thu các thức ăn cay, đồ uống có cồn,… sẽ khiến cho gan không chuyển hóa và đào thải kịp thời các độc tố ra ngoài cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng ứ đọng, gây tăng tiết ở tuyến bã nhờn.
Việc trị mụn cám hoặc mụn đầu đen có hiệu quả hay không, không chỉ dựa vào các kiến thức này mà còn phải dựa vào nỗ lực và kiên trì của bạn trong quá trình điều trị mụn. Đừng lo lắng vì Đẹp365 sẽ luôn cập nhật những mẹo trị mụn cho bạn cực hữu ích và an toàn!