Rối loạn kinh nguyệt hay chính là kinh nguyệt thất thường, là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở chị em phụ nữ tuy nhiên lại có rất nhiều người không quan tâm về vấn đề này. Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi, và nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể dài từ 21 đến 35 ngày. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần là từ 50 – 100 ml. Kinh nguyệt của mỗi chị em thường đều đặn theo số ngày nhất định và chỉ dao động vài ngày.
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá nhiều hoặc quá ít. Chậm kinh, thưa kinh, ít kinh, xuất huyết giữa kỳ kinh, thống kinh, thậm chí là vô kinh. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở chị em do rất nhiều nguyên nhân gây nên.
Xem thêm: Kinh nguyệt ra it phải làm sao
thai 1 tháng tuổi phá theo phương pháp nào?
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
– Stress: Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, làm cho bạn bị stress,… ăn uống không điều độ, sử dụng chất kích thích,.…. Tất cả những lý do đó làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormone cortisol, loại hormone này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các hormone estrogen, progesterone và DHA – những loại hormone đặc biệt ở phụ nữ. Sự ảnh hưởng của các hormone này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
– Hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng này diễn ra ở 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ở độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều.
– Chế độ dinh dưỡng: Chị em làm việc nặng nhưng ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ cản trở sự kích thích của não tiết ra hormone estrogen, làm cho hàm lượng estrogen thấp và không rụng trứng. Những trường hợp này kinh nguyệt không những giảm đi mà thậm chí là mất kinh. Nếu tình trạng này kéo dài, chị em có nguy cơ bị loãng xương cao và các tình trạng thoái hóa khác, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn so với người bình thường.
– Tuổi tác: Những người trong giai đoạn mang thai và cho con bú, giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị rối loạn kinh nguyệt. Vì ở giai đoạn này, lượng hormone estrogen biến động nhiều, làm mất cân bằng dẫn đến nội tiết tố cũng bị mất cân bằng theo.
– Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân nêu trên, nếu mắc một số bệnh cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, rối loạn tuyến giáp, u xơ hay lạc nội mạc tử cung,….và một số bệnh khác nhưng hiếm gặp.
Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chị em không nên chủ quan. Tuy rối loạn kinh nguyệt không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của chị em. Cụ thể như sau:
– Rối loạn kinh nguyệt khiến chị em không xác định được ngày tiếp theo của chu kỳ bắt đầu khi nào. Do đó, chị em thiếu sự chủ động, khiến chị em gặp không ít phiền toái khi có ý định mang thai.
– Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến chị em không thể xác định được những ngày an toàn trong để quan hệ tình dục.
– Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của nhiều căn bệnh phụ khoa khác nhau: u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến… Đây là những căn bệnh nguy hiểm.
– Rất nhiều chị em lo lắng rối loạn kinh nguyệt có thể có thai không vì hiện tượng này ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, mang thai và sinh con của chị em. Các bệnh phụ khoa gây nên rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến khả năng thụ thai thấp, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai… Do đó, rối loạn kinh nguyệt cũng là biểu hiện của vô sinh, hiếm muộn.
– Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến ham muốn và khóai cảm tình dục.
Chính vì những ảnh hưởng mà rối loạn kinh nguyệt gây ra nên việc điều trị rối loạn kinh nguyệt là điều quan trọng khi chị em không may mắc phải căn bệnh này.
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì
Cách chữa trị rối loạn kinh nguyệt
Điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả thì việc cần thiết là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng, mức độ… qua một số phương pháp xét nghiệm chuyên sâu. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp cho từng đối người bệnh. Khi đã tìm ra kết quả chẩn đoán chính xác thì cơ bản sẽ có những cách điều trị như sau:
– Điều trị nội khoa: Có thể điều trị bằng các loại thuốc Tây y, Đông y hoặc kết hợp cả hai loại nhằm cân bằng hormone, điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt để trở về trạng thái ban đầu. Thường thì cách điều trị này áp dụng cho các trường hợp do mất cân bằng hormone, nội tiết tố gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt.
– Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật và vật lý trị liệu (máy sóng ngắn, cao tần…) trong các trường hợp là mắc các bệnh lý như viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung… gây kinh nguyệt thất thường. Đồng thời, áp dụng vật lý trị liệu để giải độc tố, cân bằng khí huyết, điều chỉnh Progesterone của nội tiết tố. Từ đó, giúp kinh nguyệt trở về trạng thái ban đầu.
– Điều trị tâm sinh lý: Ngoài phương pháp nội và ngoại khoa thì điều trị bằng tâm sinh lý cũng mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt là do tâm, sinh lý gây ra (căng thẳng, mệt mỏi, stress, thiếu ngủ…)
Hi vọng những thông tin trên về bệnh rối loạn kinh nguyệt đã giúp chị em hiểu hơn về tình trạng này. Khi muốn giải đáp thắc mắc về các vấn đề phụ khoa mời liên hệ đến số: 038.5990.114. Đây là đường dây tư vấn của phòng khám đa khoa Thiện Hòa, chị em cũng có thể liên hệ đến số trên để được đặt lịch thăm khám tại phòng khám.
Nguồn: http://khamphukhoa.net.vn/tim-hieu-ve-benh-roi-loan-kinh-nguyet/