Probiotic là thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực y dược hay chăm sóc sức khỏe. Nhắc đến từ này đa phần chúng ta sẽ nghĩ đến những sản phẩm bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể nhằm tăng cường sức khỏe cho con người.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO), probiotic không chỉ bao gồm các loại vi khuẩn có lợi mà còn có thể là các vi sinh vật khác như nấm men. Những vi sinh vật này khi được bổ sung vào trong cơ thể với liều lượng hợp lý sẽ mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe.
Các sản phẩm dược phẩm hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ được xếp vào nhóm sản phẩm probiotic nếu có đầy đủ các yếu tố sau đây:
+ Đã được chứng minh về độ an toàn cho người sử dụng.
+ Chủng vi sinh vật này đã được chứng minh về lợi ích và hiệu quả cho người sử dụng, có những nghiên cứu lâm sàng chứng minh trên cơ thể người.
+ Số lượng các cả thể vi sinh vật trong mỗi sản phẩm sẽ phải ở mức tối thiểu là 10^8 đơn vị.
+ Các vi sinh vật này được xác định rõ ràng về chi, loài, chủng và được phân lập tới chủng.
+ Trong thành phần có chứa các cá thể vi sinh vật còn sống.
Trong thực tế có rất nhiều chủng loại vi sinh vật probiotic khác nhau được sử dụng cho con người, 3 nhóm vi khuẩn được dùng rộng rãi nhất là:
+ Vi khuẩn Bacillus: là một chi vi khuẩn gram dương có kích thước lớn, hiếu khí, hình que/ trụ, được tìm thấy rộng rãi trong đất, nước và không khí.
+ Vi khuẩn Lactobacillus: là một một chi của vi khuẩn kỵ khí Gram dương, ưa khí hoặc vi khuẩn dạng microaerophilic, hình que, không sinh bào tử.
+ Vi khuẩn Bifidobacterium: đây là một chi vi khuẩn bao gồm các loài có đặc điểm chung dạng hình que (trực khuẩn), phân nhánh.
Probiotic có tác dụng gì?
Các sản phẩm probiotic thường được dùng bằng đường uống và đa phần sẽ có tác dụng chủ yếu trên hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mỗi loài probiotic sẽ có những công dụng riêng, nhưng đa phần các loài này sẽ đều mang lại những lợi ích sau đây khi bổ sung cho cơ thể:
+ Giúp nâng cao sức đề kháng: probiotic giúp kháng viêm nhiễm cho đường ruột, tăng cường đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng góp phần chống lại một số dị ứng của cơ thể.
+ Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột: bổ sung probiotic sẽ giúp tăng cường sự có mặt của các loài lợi khuẩn, ngăn chặn và ức chế cạnh tranh với các loài vi khuẩn có hại, gây bệnh.
+ Giúp tăng cường chức năng, ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa: các loài vi sinh vật probiotic thường có khả năng sản sinh ra các loại enzyme tiêu hóa thức ăn, từ đó hỗ trợ cho các hoạt động tiêu hóa, giúp phân giải thức ăn tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng tại niêm mạc ruột non. Đồng thời chúng còn giúp hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Ngoài ra, một số loài probiotic còn có những công dụng đặc trưng như: chống ung thư, giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, giảm huyết áp, chống đông máu…
Trên thị trường dược phẩm nói chung hay thị trường men vi sinh, công nghệ sinh học nói riêng, các sản phẩm probiotic có rất nhiều loại đa dạng và phong phú khác nhau. Giá thành của các sản phẩm này sẽ khác nhau dao động khoảng vài trăm ngàn, điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
+ Thời gian sử dụng.
+ Dạng bào chế, đóng gói.
+ Nguồn gốc xuất sứ, nhà sản xuất.
+ Hàm lượng, hoạt lực của sản phẩm.
+ Chủng loại vi sinh vật.
+ Số lượng các loài probiotic.