Mụn bọc ở mũi gây ra đau đớn, mất thẩm mỹ. Mọi người thường lo lắng và cố tìm cách trị mụn bọc ở mũi nhanh chóng, gây ra tình trạng mụn nặng hơn.
Mụn bọc ở mũi rất dễ trông thấy, đặc biệt những vết mụn to, sưng đỏ, gây đau khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chủ quan, chưa có thói quen thăm khám với bác sĩ Da liễu mà thường có xu hướng tự điều trị tại nhà, từ đó dẫn đến nhiều sai lầm không đáng có.
Nguyên nhân mụn bọc ở mũi
Mụn bọc ở mũi là tình trạng mụn viêm sưng to, có thể là mụn bọc không đầu hoặc có đầu. Mụn bọc ở mũi thường sưng to và đau hơn các vị trí khác. Chính vì vậy, mụn bọc ở mũi khiến người bệnh cảm thấy lo lắng nhất.
Nguyên nhân mụn bọc ở mũi nói riêng và mụn bọc nói chung chủ yếu là chủ yếu là do vi khuẩn P.acnes, gặp điều kiện thuận lợi như tiết bã nhờn quá mức gây ra viêm nhiễm từ sâu bên trong.
Ngoài ra, mụn bọc ở mũi hình thành do một số nguyên nhân như:
-
Hormone bị rối loạn: Thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì, nữ giới trước chu kì kinh nguyệt hoặc sau khi sinh
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có cồn, ga, chất kích thích
-
Sinh hoạt không điều độ, tình trạng thiếu ngủ kéo dài, mệt mỏi, stress
-
Thói quen xấu trong sinh hoạt: Hay sờ tay lên mặt, chăn gối, khăn mặt thiếu vệ sinh,…
-
Vệ sinh da chưa đúng cách: Rửa mặt quá nhiều hoặc quá ít, dùng sản phẩm chăm sóc không phù hợp,…
-
Thường xuyên trang điểm nhưng chăm sóc da không phù hợp
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu của bệnh gì?
Mụn bọc ở mũi thường xuất hiện do những nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, mụn bọc ở mũi và mụn bọc nói chung có thể là dấu hiệu của bệnh lý:
-
Rối loạn chức năng gan cùng với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,…
-
Hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng
-
Áp huyết cao gây ra tình trạng mũi sưng phù vì mụn bọc
-
Mụn bọc bên trong mũi hoặc niêm mạc có thể do niêm mạc bị trầy xước, viêm nhiễm
Cách xử lý mụn bọc ở mũi
Cách nặn mụn bọc ở mũi
Việc tự nặn mụn bọc bằng kim hoặc tay có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn vì nhiều lí do như: Nặn mụn sai thời điểm, nặn mụn không đúng cách, dụng cụ nặn hoặc tay không đảm bảo vệ sinh,…
Không phải loại mụn bọc nào cũng cần phải nặn, đặc biệt là mụn bọc không đầu. Mụn bọc ở mũi chỉ nên nặn nếu tình trạng mụn nhẹ, mọc thưa hoặc đầu khô, cứng, trồi lên bề mặt da.
Nếu muốn nặn mụn bọc ở mũi an toàn, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và nặn mụn bởi những người có chuyên môn và kỹ thuật.
Nặn mụn bọc ở mũi có thể khiến mụn nặng hơn
Xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà
-
Chườm đá giúp mụn bớt sưng viêm, giảm đau
-
Ăn uống điều độ, nhiều vitamin, không ăn đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, hành, tỏi hoặc đồ uống có cồ, chất kích thích như café, trà
-
Nếu trong da có nhiều cồi mụn cứng thì lấy hết nhân mụn sau đó chăm sóc phục hồi da
-
Không sờ hay tự ý nặn mụn để tránh nhiễm khuẩn và lây lan mụn
-
Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn, dùng các sản phẩm cân bằng và duy trì độ ẩm cho da để tránh da khô
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp với anh nắng và bụi bẩn. Khi ra đường cần dùng kem chống nắng và che chắn cẩn thận
-
Tránh lo lắng phiền muộn, căng thẳng, stress, thiếu ngủ
Ai cũng mong muốn có một làn da đẹp. Tuy nhiên, việc chủ quan khi bị mụn bọc có thể khiến tình trạng da nhanh chóng xuống cấp và khó điều trị, tốn kém hơn về sau.
Vì vậy, trong quá trình chăm sóc da, nếu nhận thấy tình trạng da đang kém dần, bạn nên sớm thăm khám và tư vấn với bác sĩ Da liễu hoặc những người có chuyên môn để tránh hậu quả đáng tiếc.