Mụn bọc ở mũi khiến nhiều chị em khó chịu và muốn chôn vùi những chú mụn đáng ghét ngay lập tức. Đừng lo, bởi vì những nguyên liệu dưới đây sẽ là “cứu tinh” giúp bạn trị mụn bọc ở mũi ngay thôi!
Mụn bọc ở mũi là gì? Những đối tượng dễ mắc phải
Mụn bọc ở mũi là một biểu hiện của viêm da. Thông thường, mụn bọc có kích thước lớn, nhân mụn nằm sâu trong da và nang lông nên rất khó để “xóa sổ”. Đây cũng là loại mụn gây sưng, đau nhức và dễ lây lan. Mụn bọc có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt. Tuy nhiên khi định vị ở mũi, mụn bọc ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý người bị.
Mụn bọc ở mũi xuất hiện khiến người bị cảm thấy đau nhức, khó chịu
Người hay bị mụn bọc ở mũi ghé thăm thường là đối tượng tuổi teen, có làn da dầu, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hay những người stress, thức khuya. Nếu không có biện pháp điều trị mụn bọc ở mũi kịp thời, nó sẽ dễ vỡ ra gây viêm nhiễm và lan sang khác vùng da sưng quanh.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những vết mụn bọc trên mũi. Chủ yếu là do vi khuẩn P.Acnes cùng với việc hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số tác động gây ra tình trạng mụn bọc ở mũi như
1. Rối loạn hormone nội tiết cơ thể
Hormone bị rối loạn là một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc ở mũi xuất hiện. Tình trạng này xảy ra nhiều ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau sinh.
Rối loạn hormone trong cơ thể khiến da bị ảnh hưởng dẫn tới khả năng tiết bã nhờn nhiều, từ đó da dễ bị kích ứng, mọc mụn.
2. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Một chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn bọc ở mũi. Làn da của mỗi người rất nhạy cảm, bởi vậy chỉ cần nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng, chất kích thích sẽ khiến da nổi mụn nhiều hơn. Đặc biệt, giấc ngủ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự xuất hiện của mụn bọc. Nếu để tình trạng thiếu ngủ diễn ra, cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường. Việc điều hòa nội tiết hay tái tạo tế bào cũng gặp nhiều vấn đề khiến da sạm, thiếu máu, nổi nhiều mụn.
3. Căng thẳng, mệt mỏi
Tình trạng căng thẳng mệt mỏi là nguy cơ dẫn đến hình thành mụn. Hormone trong cơ thể dễ bị rối loạn bởi những tác động bên ngoài. Vì vậy nếu cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể khiến da dễ xuất hiện các nốt mụn gây mất thẩm mỹ.
Căng thẳng là 1 trong những nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
4. Thói quen sờ tay lên mặt
Khi mụn bắt đầu hình thành, bạn sẽ thường chạm tay lên để sờ. Bàn tay là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn cũng như bụi bẩn. Điều này vô tình dẫn các vi khuẩn và bụi bẩn có ở tay lên vùng da bị mụn. Trung bình mỗi người sẽ chạm tay lên da mặt khoảng 3,6 lần/giờ. Bởi vậy, nên hạn chế dùng tay sờ lên mặt để ngăn ngừa tình trạng mụn phát triển.
5. Vệ sinh da mặt chưa đúng cách
Nếu bạn thường xuyên không rửa mặt hay rửa mặt quá nhiều sẽ khiến tình trạng mụn bọc ở mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để loại bỏ lượng dầu thừa và vi khuẩn gây mụn, bạn nên vệ sinh da mặt 2 ngày/ lần. Đồng thời rửa tay sạch sẽ trước khi tẩy trang và rửa mặt để tránh tình trạng da bị nhiễm trùng. Đối với da nhờn, bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm để bít tắc lỗ chân lông.
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở mũi
Mụn bọc ở mũi gây đau nhức khó chịu bởi vậy bạn nên cẩn thận vì nó báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp những vấn đề như:
-
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bị rối loạn chức năng gan cùng các bệnh như viêm gan, xơ gan.
-
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng
-
Mụn bọc ở mũi còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Nếu mũi sưng phù thì có thể là bạn bị huyết áp cao
-
Mụn bọc ở mũi là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc phải một số bệnh lý như viêm xoang.
Mụn bọc ở mũi có nguy hiểm không? Có nên nặn không?
Mụn bọc ở mũi khiến người bị cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và có tâm lý muốn loại bỏ. Tuy nhiên theo bác sĩ da liễu, để tránh tình trạng viêm nhiễm và tạo điều kiện vi khuẩn lây lan, hãy áp dụng phương pháp nặn mụn đúng cách.
Để ngăn ngừa mụn hình thành hay tái phát, cách tốt nhất bạn nên đi thăm khám tại các phòng khám da liễu để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra mụn bọc ở mũi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên về tâm lý, thẩm mỹ thì mụn bọc ảnh hưởng không nhỏ.
-
Ngại tham gia các hoạt động chốn đông người: Với tâm lý muốn xinh đẹp, chỉnh chu trước mắt người khác bởi vậy mụn bọc ở mũi quá lộ liễu khiến khuôn mặt bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, khi bị nổi nhọt, người bị có xu hướng ngại đi chơi hay tham gia các hoạt động tập thể.
Mụn bọc ở mũi ảnh hưởng như thế nào?
-
Đau nhức gây khó chịu tới tâm trạng, sức khỏe: Khác với mụn đầu đen, đặc điểm của mụn bọc là sưng to, viêm đỏ và có mủ dịch vàng nên sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Khi rửa mặt hay sinh hoạt phải hết sức chú ý tránh va chạm vào mũi để không bị u bọc vỡ vừa đau vừa gây viêm nhiễm.
Cách xử lý mụn bọc an toàn và không để lại sẹo
Ngoài các phương pháp như sử dụng kem đặc trị mụn, đi bắn laser thì bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để trị mụn bọc ở mũi an toàn và không để lại sẹo dưới đây.
Trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh
Sử dụng đá lạnh chườm lên vùng da bị mụn là cách làm đơn giản được nhiều người thực hiện. Đá lạnh mang lại nhiệt độ thấp giúp giảm đau, giảm sưng tấy rất hiệu quả. Ngoài ra, chườm đá lạnh để điều trị mụn bọc ở mũi cũng giúp làm se khít lỗ chân lông. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước trà để đông đá và chườm lạnh sẽ giúp mụn xẹp nhanh chóng và giảm tình trạng tiết bã nhờn cho da.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Lấy một chiếc khăn sạch, chọn một ít viên đá sạch
-
Bước 2: Chườm khăn đá lên vùng da bị mụn trong khoảng 15 phút. Lưu ý nhẹ tay và chườm đều để các vùng da hư tổn nhanh chóng được tác động.
-
Bước 3: Rửa mặt lại bằng nước sạch. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giúp giảm sưng, viêm và tình trạng khó chịu của mụn
Trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng
Kem đánh răng không chỉ là dụng cụ vệ sinh răng miệng mà còn là phương pháp trị mụn rất hữu hiệu. Kem đánh răng chứa các thành phần kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trên da đồng thời thu nhỏ mụn bọc chỉ bằng ½ kích thước ban đầu chỉ sau một thời gian ngắn.
Kem đánh răng có công dụng làm xẹp mụn nhanh chóng
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Vệ sinh da mặt thật sạch và thoa một lượng nhỏ như hạt đậu lên vùng da có mụn bọc. Lưu ý để qua đêm để kem đánh răng tác động vào vùng da bị mụn.
-
Bước 2: Để đạt hiệu quả, bạn chỉ nên lựa chọn kem có màu trắng
-
Bước 3: Sáng hôm sau. chỉ cần rửa sạch mặt với nước lạnh để làm sạch kem đánh răng
Trị mụn bọc ở mũi bằng nước súc miệng
Trong thành phần của nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn cao, có tác dụng tiêm viêm, diệt khuẩn mụn bọc hiệu quả. Nước súc miệng cũng giúp thu nhỏ lỗ chân lông và giảm viêm nhanh chóng.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Dùng bông gòn nhúng vào nước súc miệng và chấm lên vùng da bị mụn bọc
-
Bước 2: Sau 10 phút thì rửa sạch mặt với nước lạnh
-
Bước 3: Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần sẽ giúp cho mụn nhanh chóng khô lại. Kiên trì thực hiện 2-3 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý nên chọn nước súc miệng không thêm hương liệu mới mang lại hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên sử dụng với liều lượng vừa phải. Tuyệt đối không được dùng cho vết thương hở.
Trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo
Nếu tình trạng mụn bọc đã trở nên nặng thì bạn có thể sử dụng giấm táo. Giấm táo sẽ làm giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn tránh mụn sưng to và lan ra các vùng khác. Giam táo cũng giúp cân bằng độ pH trên da
Giấm táo làm xẹp mụn bọc cực kỳ hiệu quả
Cách thực hiện
-
Bước 1: Chuẩn bị 1-2 giọt ấm táo, rửa mặt thật sạch và thoa trực tiếp lên những nốt mụn bọc.
-
Bước 2: Massage da mặt trong 3-5 phút sau đó để khô và rửa sạch lại bằng nước mát
-
Bước 3: Chăm chỉ thực hiện 1 lần/ngày, bạn sẽ thấy sự thay đổi của vùng da bị mụn. Nhân mụn sẽ khô, kích thước mụn sẽ giảm đi.
Dùng giấm táo trị mụn ở mũi là cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên dùng giấm táo nguyên chất nếu tình trạng mụn bọc ở mũi không tới mức sưng, đỏ, đau.
Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi
Chanh là một nguyên liệu được sử dụng rất nhiều để làm đẹp. Chanh có chứa vitamin C giúp làm sạch và khô nhân mụn giúp mụn nhanh chóng xẹp xuống. Ngoài ra, trong thành phần của chanh có tính kháng khuẩn nhờ tính axit. Bên cạnh đó, chanh giúp se khít lỗ chân lông và bổ sung các vitamin thiết yếu cho da, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức rất hiệu quả.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 ít tăm bông. Vắt chanh vào bát con để lấy nước cốt
-
Bước 2: Sử dụng tăm bông chấm vào nước cốt và thoa đều lên vùng da bị mụn bọc
-
Bước 3: Để yên trong vòng 15 phút rồi nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch
Thực hiện 2 ngày/ lần để nhanh chóng đạt hiệu quả. Lưu ý, trong quá trình sử dụng phương pháp này, nên hạn chế tiếp xúc với nắng vì trong nước cốt chanh có tính axit nên da rất dễ bắt nắng.
Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ
Với tinh chất curcumin, nghệ có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp ngăn chặn các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Đồng thời, nghệ có tác dụng sát trùng vết thương và se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Trộn đều tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp sệt.
-
Bước 2: Rửa mặt sạch với nước ấm rồi dùng hỗn hợp vừa thu được đắp lên mụn bọc và để yên trong khoảng 15-20 phút
-
Bước 3: Rửa lại mặt bằng nước. Thực hiện phương pháp này 2-3 lần/tuần để thấy mụn xẹp và giảm đi rõ rệt.
Trị mụn bọc ở mũi bằng rau mồng tơi
Theo nhiều nghiên cứu, rau mồng tơi có tác dụng chăm sóc và điều trị mụn bởi tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu viêm rất hiệu quả. Trong rau mồng tơi có chứa nhiều thành phần là vitamin A3, B3, saponin, sắt… cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị mụn bọc một đi không trở lại.
Lá mồng tơi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho làn da
Cách thực hiện
-
Bước 1: Rau mồng tơi rửa thật sạch với nước muối loãng, sau đó giã nhuyễn để lấy nước cốt
-
Bước 2: Sử dụng bông gòn thấm vào dung dịch vừa thu được, sau đó thoa lên vùng mặt, đặc biệt là mũi để trị mụn
-
Bước 3: Thực hiện 2 lần/tuần để cảm nhận sự hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
Những lưu ý khi điều trị mụn bọc ở mũi
Mụn bọc là tình trạng nặng hơn so với nhiều loại mụn thông thường khác. Bởi vậy quá trình điều trị chăm sóc cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn. Do đó, trong quá trình trị mụn bọc ở mũi, bạn cần lưu ý một số những nguyên tắc sau đây để mang lại hiệu quả tối ưu.
-
Không nên tự ý nặn mụn bọc vì có thể sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn và dễ lây lan. Chỉ được nặn mụn bọc khi chúng hết sưng và phải tuân thủ nặn mụn đúng cách, vệ sinh sạch sẽ.
-
Chăm sóc da mặt đúng cách, nên chọn mua sữa rửa mặt nhẹ dịu, phù hợp với làn da, kết hợp mặt nạ trị mụn chuyên dụng. Có thể kết hợp sử dụng sản phẩm điều trị chuyên sâu.
Vệ sinh da bằng nước muối hoặc sữa rửa mặt
-
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học. Thường xuyên nạp những chất dinh dưỡng, vitamin như rau củ quả, thịt cá, các loại nước ép. Đồng thời tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích để tránh mụn bọc nặng thêm.
-
Trong quá trình điều trị hạn chế ra ngoài lúc trời nắng. Nhớ thoa kem chống nắng trước 20 phút khi đi ra ngoài, bịt kín và mặc áo dài tay khi ra ngoài lúc trời nắng.
Trên đây là những thông tin rất chi tiết về mụn bọc ở mũi và cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng bạn đọc sẽ bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích và nhanh chóng đánh bay mụn bọc để tìm lại làn da trắng sáng.