Tinh dầu là gì?
Tinh dầu hay có thể gọi là tinh dầu thiên nhiên. Đây là một loại chất lỏng có chứa hợp chất thơm, được chiết xuất từ các bộ phận của thực vật như hoa, lá, vỏ quả, vỏ vây, rễ,..
Đặc tính: trong suốt, không màu, dễ bay hơi.
Các loại tinh dầu: gồm có 3 loại:
Tinh dầu nguyên chất;
Tinh dầu không nguyên chất;
Tinh dầu tổng hợp hay hương liệu tổng hợp.
Trong đó, có 2 loại: tinh dầu nguyên chất và không nguyên chất được sử dụng phổ biến. Còn tinh dầu tổng hợp chủ yếu sử dụng trong các ngành mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng,…
Phân biệt tinh dầu nguyên chất và không nguyên chất
Tinh dầu nguyên chất và không nguyên chất cùng là một loại tinh dầu. Nếu không biết cách phân biệt rất khó để bạn biết được đâu là tinh dầu nguyên chất, đâu là tinh dầu không nguyên chất
Để phân biệt được 2 loại tinh dầu này, dựa vào khái niệm dưới đây, bạn có thể tìm ra điểm khác biệt của giữa chúng.
Tinh dầu nguyên chất
Tinh dầu nguyên chất có 2 loại: tinh dầu hữu cơ (organic oil) và tinh dầu thường (non-organic oil).
Tình dầu hữu cơ (organic oil)
Là loại tinh dầu chiết xuất từ các bộ phận: lá, vỏ, rễ cây, hoa, quả,…Các bộ phận này từ gieo trồng cho đến thu hoạch đều không có sự can thiệp của các loại chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu,.. Sản phẩm tạo ra là tinh dầu 100% tự nhiên nguyên chất, sạch và tinh khiết, không hương liệu tạo màu, không chất tạo mùi. Là loại tinh dầu rất an toàn, không hề gây tác dụng phụ.
Tinh dầu hữu cơ là loại tinh dầu cao cấp nhất trong các loại tinh dầu, chỉ cần 1 giọt là có thể mang lại tác dụng gấp nhiều lần tinh dầu thông thường. Nên loại tinh dầu hữu cơ này khá hiếm trên thị trường.
Để phân biệt tinh dầu hữu cơ thật và nhái, nhìn trên nhãn chai phải có chứng nhận USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).
Tinh dầu thường (non-organic oil)
Là loại tinh dầu cũng được chiết xuất từ các bộ phận như lá, hoa, vỏ, rễ,..trong quá trình sinh trưởng có thể được tác động bởi các chất hóa học, thuốc trừ sâu,…
Loại tinh dầu này tuy còn rất ít, thậm chí không còn hóa chất trong quá trình trồng trọt nhưng nó vẫn không tốt bằng tinh dầu hữu cơ.
Tinh dầu không nguyên chất
Là loại tinh dầu pha thêm một số hóa chất: tạo màu,..nhưng mùi hương vẫn đảm bảo như tinh dầu thiên nhiên.
Tinh dầu không nguyên chất có thể là loại tinh dầu chưa loại bỏ hết hoàn toàn tạp chất và độ tinh khiết của nó không cao.
Tinh dầu tự nhiên được tạo ra như thế nào?
Tinh dầu được sản xuất theo nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó 3 phương pháp sản xuất tinh dầu được áp dụng phổ biến hiện nay.
Chưng cất với hơi nước
Đây là phương pháp sản xuất tinh dầu được áp dụng phổ biến nhất bởi vì phương pháp này cho độ tinh khiết sản phẩm cao.
Các loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa oải hương,..đều sử dụng phương pháp chưng cất hơi nước này.
Nguyên lý chưng cất hơi nước:
Hơi nước sẽ cho đi qua nồi kín chứa nguyên liệu → tinh dầu dễ bay hơi kéo theo cùng với hơi nước đi vào buồng ngưng tụ lại → tinh dầu và nước ở trạng thái lỏng → phần nổi trên bề mặt nước là tinh dầu → tiến hành tách tinh dầu và nước.
Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học gồm có 2 cách: ép nhiệt và ép lạnh hoặc ép nguội.
Phương pháp ép nhiệt là phương pháp sử dụng để sản xuất ra tinh dầu phổ biến nhất. Bởi vì, nó tạo ra những loại tinh dầu cao cấp nhất.
Với phương pháp này, tinh dầu được ép ra từ từ, nhiệt độ lại không tăng cao mà vẫn giữ được độ tinh khiết và chất lượng tinh dầu sau khi ép ra.
Ép lạnh thường sử dụng các loại quả, vỏ để ép, phổ biến là dùng trong sản xuất tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu dừa,..
Chiết xuất bằng dung môi
Với phương pháp này, bạn có thể hiểu đơn giản là trộn các nguyên liệu thực vật với một số chất khác gọi là dung môi. Dung môi sẽ hấp thụ hoặc liên kết với các tinh dầu có trong thực vật. Sau đó, đem tách dung môi ra khỏi tinh dầu → thu được tinh dầu.
Tuy nhiên, với cách này không áp dụng cho việc sử dụng tinh dầu để bảo vệ sức khỏe vì lượng tồn dư của dung môi khá lớn, độ tinh khiết của tinh dầu không cao.
Tác dụng của tinh dầu thiên nhiên nguyên chất đối với người dùng
Mỗi loại tinh dầu đều có đặc điểm và công dụng riêng. Đối với tinh dầu thiên nhiên nguyên chất có công dụng vô cùng tuyệt vời đối với người dùng:
Dùng để khử mùi, làm phòng thơm mát giúp thư giãn đầu óc, bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Dùng để xông hơi da mang lại làn da tươi sáng, mịn màng như da em bé.
Dùng để massage cơ thể làm co giãn các cơ, kích thích lưu thông máu và bạch huyết, loại bỏ chất độc ra khỏi mô.
Dùng làm sản phẩm dưỡng da (mặt nạ), dưỡng tóc (mặt nạ tóc), dưỡng môi,..
Dùng để loại bỏ các vết bẩn trong nhà, làm sạch quần áo.
TOP 5 loại tinh dầu tự nhiên 100% được ưa chuộng nhất hiện nay
Dưới đây là một số loại tinh dầu chiết xuất 100% từ tự nhiên được nhiều người ưa chuộng lựa chọn sử dụng nhất hiện nay. Mời các bạn tham khảo:
1.Tinh dầu bạc hà (Peppermint)
Công dụng:
Với tinh chất từ bạc hà, sản phẩm tạo ra một mùi hương mạnh mẽ, tươi mát, giúp thêm sinh lực cho các giác quan, thúc đẩy năng lượng và sự tỉnh táo.
Tinh dầu bạc hà hữu cơ Peppermint còn có tác dụng làm mát cho làn da.
Cách sử dụng:
Giúp giảm căng thẳng ở đầu và cổ, pha loãng tinh dầu theo tỷ lệ 1-3 rồi thoa lên cổ và thái dương.
Để thư giãn đôi chân, nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào 1 muỗng dầu nền và ½ chén muối epsom hòa tan với nước ấm rồi ngâm chân khoảng 30 phút.
2.Tinh dầu bưởi hồng (Grapefruit Pink)
Công dụng:
Giúp làm dịu da bị tắc nghẽn, làm giảm nhờn trên da và làn da có nhiều khuyết điểm;
Làm giảm căng thẳng vùng đầu và cổ, giảm khó chịu đường tiêu hóa;
Thúc đẩy các lọn tóc khỏe mạnh và quyến rũ.
Giúp tinh thần phấn chấn, mạnh mẽ sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Cách sử dụng:
Làm tâm trạng phấn chấn, tươi sáng để bắt đầu ngày mới: cho 3 giọt tinh dầu bưởi hồng Grapefruit Pink với 1 giọt chanh (lime) để tạo hỗn hợp tuyệt vời.
Pha loãng tinh dầu bưởi hồng với dầu nền theo tỷ lệ 1:1 để làm sạch da tắc nghẽn, da nhờn và có nhiều vết thâm.
3.Tinh dầu cam (Bergamot)
Công dụng:
Hỗ trợ sức khỏe tinh thần và sự minh mẫn bằng cách cung cấp sự thúc đẩy cho tâm trí. Và giảm bớt cảm giác lo lắng, buồn bã, đau khổ.
Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe làn da đặc biệt là da dầu hoặc da dễ bị mụn trứng cá.
Giúp giảm căng cơ, đau cơ do căng cứng, do tập luyện vất vả.
Cách sử dụng:
Nhỏ 2 giọt tinh dầu Bergamot với 2 muỗng cà phê dầu nền tạo thành hỗn hợp massage lên các vùng cơ thể.
Kết hợp tinh dầu hoắc hương (Patchouli) với tinh dầu bưởi hồng (Grapefriut Pink) và tinh dầu cam Bergamot tạo thành hỗn hợp có mùi thơm tuyệt vời để thư giãn.
4.Tinh dầu hoắc hương (Patchouli)
Công dụng:
Được sử dụng trong mỹ phẩm, hương liệu, massage và các sản phẩm làm sạch nhà để làm sạch bề mặt và không khí.
Giúp cân bằng cảm giác lo lắng, căng thẳng thần kinh, rất hữu ích cho những người tập yoga hoặc thiền.
Làm giảm nếp nhăn, vết sẹo trên da.
Cách sử dụng:
Pha loãng tinh dầu hoắc hương với dầu nền theo tỷ lệ 1:3 để khuếch tán tinh dầu khi ngồi thiền, tập yoga.
Đổ đầy baking soda vào một chiếc tất cũ, sau đó cho tinh dầu chanh và hoắc hương rồi nhét vào đôi giày giữ trong 12-24h giúp trị hôi chân.
5.Tinh dầu hoa cúc La Mã (Chamomile Roman)
Công dụng:
Chống co thắt, chống viêm, làm dịu thần kinh trung ương và an thần.
Làm giảm tình trạng viêm đại tràng, tiêu chảy, chuột rút, hội chứng ruột kích thích (IBS) và chứng khó tiêu.
Điều trị chứng hen suyễn, ho, viêm phế quản, cúm.
Chữa lành và làm dịu hệ thần kinh. Được xem như thuốc an thần, chống trầm cảm, làm giảm sự lo lắng.
Làm giảm đau bụng, đau do mọc răng ở trẻ em.
Làm giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.
Giúp ngủ ngon, sâu.
Cách sử dụng:
Để giảm căng thẳng, lo lắng, giúp tâm trí và cơ thể thư giãn đi vào giấc ngủ ngon thì hãy khuếch tán vài giọt tinh dầu hoa cúc La Mã trong máy khuếch tán.
Cho vài giọt tinh dầu vào bồn tắm để thư giãn, giảm mệt mỏi.
Pha loãng 1 giọt tinh dầu với 30ml dầu hạnh nhân ngọt, bôi vào vùng ngực, cổ, sau gáy cho trẻ sơ sinh 2 tuổi để giúp bé thư giãn, dễ ngủ. Massage vùng bụng giúp tiêu hóa tốt và giảm chứng đau bụng ở trẻ em.