Biếng ăn chẳng có gì lạ nhưng làm thế nào để nhận biết đã đến lúc phải lo lắng và tìm hướng giải quyết tình trạng này?
Theo Kids Health, khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, trẻ sẽ mắc chứng thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu tình trạng đến mức nghiêm trọng thì trẻ bị suy dinh dưỡng. Tin tốt là ngay cả những đứa trẻ biếng ăn nhất, cơ thể vẫn thường có đủ chất để duy trì sự khỏe mạnh.
Hãy để ý 6 dấu hiệu dưới đây để đảm bảo con bạn không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng:
1. Trẻ ngừng lớn
Suy dinh dưỡng khó có thể là hậu quả duy nhất của tình trạng biếng ăn. Nhưng một số căn bệnh như bệnh không dung nạp glutin thực sự có thể ảnh hưởng xấu tới vấn đề tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của trẻ. Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), một dấu hiệu đáng báo động là trẻ ngừng lớn. Việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sẽ giúp xác định dấu hiệu này một cách dễ dàng.
Suy dinh dưỡng khó có thể là hậu quả duy nhất của tình trạng biếng ăn (Ảnh minh họa)
2. Thay đổi trong hành vi
Theo một bài báo trên Nurtrition and Behavior, các nghiên cứu liên tục cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa suy dinh dưỡng và các vấn đề về hành vi. Và do dinh dưỡng không chỉ có vai trò thiết yếu đối với cơ thể, nó còn tác động lớn tới sự phát triển trí tuệ. Một lần nữa, cần nhấn mạnh, nếu chỉ vì biếng ăn thì một đứa trẻ thông thường sẽ không có biểu hiện lạ về hành vi. Nhưng nếu bạn để ý thấy con có những dấu hiệu thiếu tập trung, hay cáu gắt, khó chịu, nên tham vấn bác sĩ ngay. Thay đổi hành vi phần lớn bắt nguồn từ tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Các dấu hiệu bao gồm: chậm chạp, yếu ớt, khó chịu, cáu bẳn hoặc thậm chí căng thẳng, lo lắng.
3. Mức năng lượng thấp so với những trẻ khác
Thay đổi hành vi phần lớn bắt nguồn từ tình trạng suy dinh dưỡng nặng (Ảnh minh họa).
Việc thiếu hụt những vi chất quan trọng có thể góp phần khiến trẻ suy giảm năng lượng khi học ở lớp và trên sân chơi. Tất nhiên, bạn cần chú ý, biếng ăn thường không phải là nguyên nhân duy nhất. Theo Parents, trẻ cần được cung cấp đủ đạm, carbohydrate tốt cho sức khỏe, chất béo, canxi, sắt, folate, chất xơ, vitamin C và A để cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái. Nhưng đừng lo lắng. Không phải trẻ cần tất cả những chất trên trong một bữa ăn. Hãy trao cho con những lựa chọn lành mạnh. Không trách mắng hay phạt con. Thêm một chút thức ăn mà trẻ ít thích hơn kèm theo các món mà trẻ thích ăn mỗi ngày. Biết đâu, trẻ sẽ dần quen và ăn uống phong phú hơn.
4. Mất cảm giác ngon miệng
Trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi chập chững biết đi, nhu cầu về sắt khá cao. Chế độ ăn gồm thực phẩm toàn phần, lành mạnh có thể đáp ứng điều này. Thiếu sắt và thiếu máu là vấn đề nghiêm trọng với trẻ đang tuổi lớn. Một dấu hiệu cho thấy trẻ có thể không hấp thụ được đủ sắt là mất cảm giác ngon miệng. Theo Better Health, tình trạng thèm những thứ không ăn được – như cát và đất – là một dấu hiệu khác cho thấy bạn nên đưa con đi kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể.
Vậy thực phẩm nào giàu sắt nhất? Healthline tiết lộ, ngũ cốc được bổ sung sắt là lựa chọn tốt. Ngoài ra, còn có thịt đỏ, đậu đỗ, các loạt hạt, trái cây sấy và ngũ cốc nguyên cám.
Theo lời khuyên của tiến sĩ Maypole, bạn hãy trữ nhiều thực phẩm lành mạnh trong nhà, chế biến những món lành mạnh. Rốt cuộc, trẻ sẽ ăn trong phần lớn trường hợp. Và nhớ hạn chế tối đa đồ ăn có đường.
5. Da khô
Thiếu sắt và thiếu máu là vấn đề nghiêm trọng với trẻ đang tuổi lớn (Ảnh minh họa).
Vitamin A và C có ý nghĩa quan trọng với sự khỏe mạnh của làn da. Thật may là nhiều loại trái cây và rau chứa 2 loại vitamin này như cà rốt, cà chua, rau lá xanh đậm.
Nhưng phải làm thế nào nếu trẻ không hứng thú gì với các loại rau, quả trên? Tiến sĩ Maypole gợi ý: “Tôi nhận thấy trẻ ở độ tuổi chập chững biết đi và mẫu giáo thích ăn món có nước chấm, nước xốt. Sử dụng các loại rau, trái thái miếng và nhúng vào bơ lạc, phô mai hoặc nước xốt tuỳ ý là gợi ý hay cho trẻ”.
6. Trẻ bị thừa cân
Dù rất khó để trẻ biếng ăn rơi vào tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, con bạn vẫn có thể phải đối mặt với một số vấn đề khác. Tiến sĩ Maypole nhấn mạnh, trẻ thừa cân có thể không bị thiếu hụt dưỡng chất nhưng khả năng cao là chế độ ăn của trẻ bị mất cân bằng. Những đồ ăn quá nhiều đường và tinh bột đã thay thế cho những thực phẩm lành mạnh hơn. Tiến sĩ gợi ý bạn nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo con không gặp rắc rối gì với cân nặng.