1. “10 phút nữa bố/mẹ sẽ kiểm tra con”
Thay vì chờ đợi con bạn thức dậy và đi tìm bạn, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ quay trở lại giường của con trong 5 hoặc 10 phút để kiểm tra. Điều này sẽ giúp con cảm thấy an toàn khi bạn quay trở lại và dạy cho bé biết rằng con muốn bạn ở bên cạnh cũng không sao, nhưng quan trọng là con vẫn phải nằm ngoan trên giường của con.
2. “Đã đến giờ con lên giường của con ngủ rồi. Bố/mẹ cũng sẽ ngủ trên giường của bố/mẹ”
Điều này không có nghĩa là bạn cần phải đi ngủ ngay lập tức, nhưng việc cho con biết rằng bạn cũng sẽ đi ngủ trên giường của bạn sẽ giúp trẻ nhận ra mối liên kết rằng giường là để ngủ.
3. “Tối nay bố/mẹ có thể nói đồng ý nếu con có nhu cầu nào đấy. Nhưng sau đó, bố/mẹ sẽ không đáp ứng bất kì yêu cầu nào nữa trừ khi nó là trường hợp khẩn cấp”
Chúng ta đều biết bí quyết này. Khi trẻ lên giường đi ngủ, trẻ thường sẽ đột nhiên muốn uống một ly sữa, nghe một câu chuyện hay muốn có một con thú nhồi bông để ôm. Mặc dù điều quan trọng là phải đảm bảo được sự an toàn cho con, nhưng đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ có thể phá hỏng thói quen ngủ mà bạn đang muốn tập cho con. Nếu bạn cho phép con được đòi hỏi 1 hay 2 thứ, thì nó có thể khiến con suy nghĩ về việc đòi hỏi bạn ngày càng nhiều.
4. “Nếu tối nay con không ngủ, chúng ta có thể sẽ không thể thực hiện hoạt động X vào ngày mai vì chắc chắn chúng ta sẽ bị mệt vì không ngủ”
Đây không phải là một lời đe dọa hay hình phạt, nhưng như một lời nhắc nhở rằng thiếu ngủ có thể trực tiếp gây ra thiếu năng lượng. Không ngủ đủ có thể có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực, và thường là trẻ không nhận ra điều này trừ khi chúng ta giải thích nó một cách hữu hình và dễ hiểu.
5. “Nếu ngủ ngoan tối nay, chúng ta có thể có một hoạt động vào ngày mai”
Nói như vậy không phải là một cách để hối lộ hay để dụ dỗ con ngủ ngon hơn bằng cách thưởng cho chúng những thứ chúng thích, đồ ăn hay đồ vật khác. Thay vào đó, nó nhấn mạnh mối liên hệ trực tiếp “ngủ nhiều hơn = nhiều năng lượng hơn” – khi trẻ có điều gì đó để mong đợi thì có thể chúng sẽ nghiêm túc và nghe lời hơn một chút.
6. “Bố/mẹ có thể giao nhiệm vụ cho con ở yên trên giường và ngủ ngoan không? Bố/mẹ có thể tin tưởng con không?”
Thông thường khi chúng ta trao trách nhiệm cho trẻ, nó sẽ cho trẻ cảm giác sở hữu. Thậm chí nếu đó chỉ là một việc đơn giản như ở yên trên giường và ngủ ngoan, giao cho trẻ một “nhiệm vụ” để làm có thể giúp trẻ cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hơn. Bạn cũng có thể bảo con cho thú nhồi bông của mình đi ngủ và nói với thú nhồi bông điều tương tự mà bạn đã nói với con.
7. “Bố/mẹ biết con có thể làm điều này và bố/mẹ luôn ở đây vì con”
Mặc dù bạn có thể cảm thấy bực mình hay thất vọng vì con không chịu ngủ nhưng điều quan trọng là bạn phải khích lệ con càng nhiều càng tốt. Trẻ lớn lên dựa vào bố mẹ chúng ta và khi chúng ta làm gương cho con noi theo cùng với những lời khích lệ động viên và thể hiện sự tin tưởng của chúng ta vào con, con sẽ cảm thấy an toàn để đi vào giấc ngủ hơn.
8. “Con cần gì để cảm thấy an toàn?”
Trẻ thường rất hay cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi ngủ một mình và điều quan trọng là bạn phải tạo ra cơ hội để giải quyết những nỗi sợ đó. Hãy nói chuyện với con về những cảm giác đó và hỏi những câu hỏi thích hợp sẽ giúp con hiểu và vượt qua bất kỳ cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng nào.
9. “Nếu con cảm thấy sợ hãi, con có thể tìm bố mẹ”
Trẻ em trong độ tuổi đi học thường có cảm giác sợ hãi và những nỗi kinh hoàng vào ban đêm, và khi bạn cho chúng lựa chọn tìm kiếm sự an ủi từ bố mẹ, nó có thể giúp chúng cảm thấy nhẹ nhõm. Câu nói này có thể giảm thiểu số lần trẻ thức dậy giữa đêm vì chúng cảm thấy bớt lo lắng hơn khi biết rằng chúng có sự giúp đỡ và bảo vệ của bố mẹ.
10. “Khi chuông báo thức vang lên, con có thể tự ra khỏi giường”
Đặt một chiếc đồng hồ báo thức bên giường của trẻ là một cách tuyệt vời để khuyến khích con ở yên trên giường cho đến khi đồng hồ reo.
Có một vài yếu tố quan trọng khác bố mẹ cần xem xét khi sử dụng các câu này:
– Cố gắng không sử dụng hình phạt hoặc mất bình tĩnh trong quá trình cho con đi ngủ.
– Đối với những yêu cầu, đòi hỏi và câu hỏi của trẻ sau giờ ngủ, hãy luôn nói và trả lời thật ngắn gọn.
– Hãy nhớ rằng hành vi lúc đi ngủ thường là sự tiếp nối của những hành vi của trẻ trong suốt cả ngày (ví dụ: nếu con bạn không thể ở một mình vào ban ngày, điều đó cũng sẽ không thay đổi vào ban đêm).
Nguồn: mother