Từ lâu thì tranh chấp liên quan đến đất đai luôn là vấn đề mà mọi người đều quan tâm. Hiện nay, đời sống ngày một tăng, kinh tế ngày càng phát triển thì việc nắm trong tay quyền sử dụng tài nguyên là đất đai trở thành yếu tố cực kì quan trọng. Do đó việc tranh chấp giữa các chủ thể trong đời sống là điều không thể nào tránh khỏi. Vậy người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình họ đã sử dụng phương pháp khiếu nại. Nhưng trước khi sử dụng phương pháp đó họ đã hiểu gì về khiếu nại hay khiếu nại đất đai cần những điều kiện gì chưa? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013
- Luật khiếu nại năm 2011
Nội dung tư vấn
- Khiếu nại là gì?
Theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: Khiếu nại là việc công dân, tổ chức, cán bộ công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định trong kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của của mình.
Như vậy theo quy định của pháp luật, chủ thể thực hiện quyền khiếu nại ở đây bao gồm: Công dân, Tổ chức, cán bộ, công chức. Và đối tượng bao gồm:
– Quyết định hành chính
– Hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, người thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước.
– Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
- Khiếu nại đất đai là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại thì khiếu nại đất đai được hiểu như sau:
– Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Do đó, để xác định được đúng thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai phải xác định được chính xác quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do ai ban hành, thực hiện.
Theo khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. – Việc xác định quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai là đối tượng bị khiếu nại khá phức tạp. Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành không quy định rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính nào là đối tượng khiếu nại như Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. |
Như vậy, để xác định được đối tượng khiếu nại đất đai phải căn cứ vào Luật Khiếu nại 2011 và quy định của Luật Đất đai 2013 như sau:
Theo khoản 8, 9 Luật Khiếu nại 2011 quyết định hành chính, hành vi hành chính được quy định như sau:
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Theo khái niệm trên và thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại Điều 59, 66, 105 và Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì những quyết định hành chính về đất đai là đối tượng khiếu nại gồm:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Quyết định bồi thường, hỗ trợ , giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai;
- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
- Điều kiện khiếu nại về đất đai.
Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau:
1 – Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như: Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) làm thủ tục sang tên nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm thực hiện…
2 – Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình.
3 – Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện;
4 – Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
5 – Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.
6 – Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần 1 nhưng không đồng ý).
Như vậy theo quy định của pháp luật điều kiện về khiếu nại phải đáp ứng các điều kiện về người khiếu nại, người có nghĩa vụ lien quan và đối tượng khiếu nại .
5.Cách khiếu nại đất đai
Khi có căn cứ khiếu nại đất đai thì người khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại bằng 2 cách theo quy định tại điều 8 Luật khiếu nại 2011.
– Cách thức 1: làm đơn khiếu nại về đất đai hay đơn kiến nghị về đất đai gửi đến nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Cách viết đơn khiếu nại về đất đai (bao gồm đơn khiếu nại quyết định hành và khiếu nại hành vi hành chính) phải có rõ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung đơn khiếu nại đất đai như: khiếu nại tranh chấp đất đai, khiếu nại đất khai hoang…
- Liệt kê các tài liệu căn cứ khiếu nại về đất đai
- Có ký tên hoặc điểm chỉ của khiếu nại đất đai
– Cách thức 2: Đến cơ quan có thẩm quyền khiếu nại trực tiếp.
Trong trường hợp khiếu nại đất đai trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn người khiếu nại khiếu nại về đất đai hoặc người tiếp nhận ghi lại nội dung trình bày khiếu nại của người khiếu nại bằng văn bản và sau khi tiếp nhận người khiếu nại đọc lại nội dung hoặc được đọc lại nội dung rồi ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản ghi nội dung khiếu nại đất đai đó.
Tuy nhiên, thường để có căn cứ tính thời hạn giải quyết khiếu nại, nêu rõ vấn đề thì nên làm đơn khiếu nại đất đai.
Trên đây là bài viết của Luật sư X về khiếu nại về đất đai và điều kiện khiếu nại.
Hi vọng bài viết có ích cho bạn đọc !
Mọi thắc mắc hãy tham khảo dịch vu https://lsx.vn/tu-van-cac-van-de-ve-dat-dai để làm rõ hơn những vấn đề đất đai mà bạn còn khúc mắc.